Bà bầu mắc bệnh Trĩ nên chữa thế nào?

Trĩ là một trong những bệnh lý hay gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt ở vài tháng cuối và gây ra nhiều phiền toái cho thai phụ. Việc lựa chọn biện pháp điều trị tối ưu để thoát khỏi bệnh trĩ mà vẫn an toàn cho em bé là điều khiến các bà bầu rất quan tâm.

Phụ nữ có thai là đối tượng rất thường gặp của bệnh trĩ. Có nhiều lý do khiến bà bầu dễ mắc bệnh trĩ nhưng phổ biến nhất vẫn là:

  •  Thai to gây chèn ép làm tăng áp lực trong ổ bụng và áp lực lên các đám rối tĩnh mạch trĩ. Khiến các đám rối này bị giãn dần dần đến khi giãn quá mức sẽ hình thành nên bệnh trĩ.
  •  Táo bón: Ở những tháng cuối của thai kì, tử cung lớn chèn ép ruột khiến chuyển động trong ruột khó khăn nên thai phụ thường bị táo bón. Mỗi khi đi đại tiện, thai phụ phải rặn mạnh, ngồi lâu, gây ra tình trạng căng cơ, gia tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, khiến tĩnh mạch phồng lên và tụ máu đông tại đoạn phồng tạo búi trĩ. Ngoài ra khi bị táo bón phân rất cứng, lúc bị tống ra ngoài chúng dễ làm tổn thương hậu môn, thậm chí là rách hậu môn gây nhiễm khuẩn, khiến bệnh trĩ càng trở nên nghiêm trọng.
  • Thay đổi nội tiết tố lúc mang thai cũng gây ra sự lỏng lẻo chung của các mô, bao gồm cả các thành tĩnh mạch. Có nghĩa là chúng không còn vững chắc như bình thường, các thành tĩnh mạch có xu hướng sưng lên và mở rộng, do đó búi trĩ dễ hình thành.

Để lại một bình luận

Trả lời